Máy khoan Taro là gì? Công dụng và Cấu tạo

1. Máy Khoan Taro là gì? Giới thiệu Máy Khoan Taro:

Máy Khoan Taro được sử dụng để Khoan và tạo lỗ tròn và ren trên bề mặt kim loại. Thiết kế và Kích cỡ Máy Khoan Taro rất đa dạng, từ chiếc máy để bàn nhỏ xíu của thợ kim hoàn cho tới những chiếc Máy Khoan Taro khổng lồ, hạng nặng có thể khoan những lỗ lớn trên thép với tốc độ nhanh chóng. Máy Khoan đứng là dạng Máy khoan Taro được sử dụng nhiều nhất.  Việc lựa chọn Máy Khoan Taro phụ thuộc vào vật liệu, chiều dài của vật liệu và độ chính xác của lỗ. Các loại Máy taro phổ biến là Máy Taro Cần điện, Máy Taro Cần khí nén, Máy Khoan Taro, Máy Taro tự động. Một số loại Máy Khoan Taro đặc biệt được sử dụng để khoan gỗ, kính, nhựa mà những loại Máy khoan thông thường không thể khoan được. Các loại Máy Khoan Taro thường có sẵn.

Hình ảnh Máy Khoan và Taro

Máy Khoan Taro được chế tạo với thông số và chức năng đa dạng. Ở các loại Máy khoan hiện đại, bề mặt cần khoan thường được giữ trên Bàn khoan. Để khoan trục tròn, Bàn khoan được sử dụng trong khi bàn khoan mini được sử dụng cho trục có đế phẳng. Tốc độ của mũi khoan có thể lên tới 5-6m/ phút khi khoan trên hợp kim nhiệt độ cao, và lên tới 110m/ phút khi khoan trên hợp kim nhôm và magiê. Máy Khoan Taro được sử dụng để tạo ren cho đầu mũi khoan. Đầu mũi khoan phổ biến nhất được sử dụng là loại đầu khoan hai rãnh, ba rãnh, 4 rãnh hoặc đầu xoắn ốc. Máy taro được lựa chọn tùy theo vật liệu của bề mặt được khoan. Kích thước của Máy Khoan Taro khoảng 6-60 inch. Máy Khoan và Taro được thiết kế để đáp ứng được hầu hết các Thông số Kỹ thuật của ngành.

Máy Khoan Taro được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực, bao gồm Công nghiệp nặng và Cơ khí. Máy Khoan Taro cũng được sử dụng trong các xưởng Máy nhỏ. Máy Khoan Taro cũng được sử dụng để chế tạo đồ Nội thất, Thân động cơ Ô tô, tàu thuyền, đế giày, tay cầm bàn chải hoặc gậy đánh gôn. Máy Khoan Taro cũng được sử dụng trong ngành Công nghiệp ô tô và Công nghiệp Vũ trụ. Sử dụng Máy Khoan Taro phải tuân theo hướng dẫn của Những Quy định Nghề nghiệp về An toàn và Sức Khỏe (OSHA).

2. Cấu tạo Máy Khoan Taro dòng ZS thương hiệu WDDM của Trung Quốc:

Cấu tạo Máy khoan và Taro dòng ZS


3. Các Cụm cơ bản Máy Khoan Taro dòng ZS:

   Cụm đầu khoan.
-    Cụm trục khoan.
-    Cụm bàn khoan.
-    Cụm Motor.
-    Cụm tay khoan.
-    Cụm tay quay nâng bàn.
-    Cụm Chân đế.

4. Hướng dẫn sử dụng Máy Khoan Taro:

Bước 1: Tháo lắp Mũi Khoan, Mũi Taro:

-    Khi thực hiện phải ngắt điện hoàn toàn (Vì lý do an toàn). Việc lắp mũi khoan, mũi Taro phải được thực hiện đúng Kỹ thuật, đầu tiên, dùng tay nới lỏng búp khoan, đưa phần đuôi trụ của mũi khoan, mũi taro ngậm hết chiều dài má kẹp của bầu cặp khoan, dùng tay siết chặt búp khoan lại và sau đó dùng khóa chuyên dụng kèm theo máy để siết chặt mũi khoan, mũi taro.
-    Tuyệt đối không dùng các vật khác để siết mũi khoan, vì như vậy sẽ làm hư bầu cặp khoan và có thể làm cong trục chính của máy dẫn đến mũi khoan bị đảo và sẽ không còn làm việc được nữa.

Bước 2: Gá lắp chi tiết:

Khi khoan thì chi tiết phải được kẹp chặt bằng các loại dụng cụ khác nhau. Tùy theo hình dạng và kích thước của chi tiết, có thể sử dụng: Ty ren siết rút trực tiếp xuống bàn khoan, dùng ê-tô để kẹp, cảo chữ C … Nói chung quá trình khoan phải có dụng cụ kẹp giữ chi tiết, tuyệt đối không được sử dụng tay để giữ vì dễ xảy ra tai nạn lao động.

Bước 3: Điều chỉnh Khoảng cách từ Mũi Khoan đến Bề mặt chi tiết cần khoan:

-    Trước tiên, phải nới lỏng tay siết ổ đỡ bàn khoan, quay tay quay nâng hạ bàn khoan sao cho đầu mũi khoan cách bề mặt chi tiết từ 10-15 mm sau đó siết chặt tay siết lại để cố định bàn khoan. Ngoài ra, máy còn được thiết kế với bàn khoan có thể xoay 360 độ quanh trụ đứng nhằm mở rộng chiều cao làm việc của máy với các chi tiết có kích thước tương đối lớn bằng cách sử dụng mặt bàn trên chân đế của máy khi đó phải nới lỏng tay siết ổ đỡ bàn khoan và xoay bàn khoan ra ngoài ở một vị trí bất kỳ sao cho không cản trở thao tác là được. Mọi thao tác còn lại giống như ở trên.

Bước 4: Thay đổi tốc độ khoan:

   Mở nắp cacte, nới lỏng bu lông cánh hoa 2 bên, gạt tay về phía trục khoan để làm chùn dây đai.
-    Thay đổi vị trí dây đai tương ứng theo bảng hướng dẫn chọn tốc độ.
-    Căng lại dây đai, đẩy tay gạt về phía sau, siết khóa bu lông cánh hoa hai bên, đóng nắp cacte lại.

Bước 5: Cài đặt hành trình Khoan, Taro:

   Xoay mở nhẹ chốt khóa, kéo tay ba chia xuống để mũi khoan chạm vào vật cần khoan, sau đó xoay du xích để chỉnh khoảng cách cần khoan đến trùng vị trí mũi tên chỉ thước và khóa cứng chốt khóa lại rồi tiến hành khoan hoặc taro.

Bước 6: Vận hành máy:

   Kiểm tra an toàn các chi tiết cần khoan, kiểm tra các bu lông khóa mâm, khóa ổ đỡ phải được khóa chặt, đảm bảo cacte được đóng kín, kiểm tra búp khoan, mũi khoan phải được tháo cứng.
-    Kiểm tra các thiết bị điện, máy cần được nối đất đầy đủ.
-    Người thao tác vận hành máy ngồi trên ghế đối diện với mặt trước của máy, độ cao của ghế sao cho vị trí vai của người ngồi thao tác phải bằng hoặc cao hơn so với tay quay ba chia. Bấm nút màu xanh để mở máy.

A.    Bật công tắc sang chế độ khoan khi cần thực hiện khoan lỗ.

-    Kiểm tra hành trình khoan được cài đặt chính xác hay chưa.
-    Kiểm tra chiều khoan trục quay theo chiều kim đồng hồ.
-    Dùng tay nắm vào bi nhựa trên cây ba chia kéo hoặc ấn xuống để trục khoan đi xuống và khoan vào chi tiết.
-    Yêu cầu nhỏ nước tưới nguội tương thích với từng loại vật liệu và mũi khoan trong lúc đang khoan để đảm bảo tuổi thọ mũi khoan và quá trình khoan dễ dàng hơn.
-    Khi khoan xong, thả từ từ tay nắm ra thì trục khoan sẽ tự đi lên và trở về vị trí ban đầu.

B.    Bật công tắc sang chế độ Taro khi cần thực hiện Taro lỗ ren.

   Kiểm tra hành trình Taro phải được cài đặt chính xác.
-    Kiểm tra Tốc độ trục chính phải được cài đặt đúng.
-    Kiểm tra chiều Taro theo Quy định của mũi Taro. Taro ren thông thường, ren phải, trục quay theo chiều kim đồng hồ.
-    Dùng tay nắm vào bi nhựa trên cây ba chia kéo ấn xuống tiến hành Taro.
-    Khi Taro xong thả từ từ tay ra, trục Taro sẽ tự đi lên và trở về Vị trí Ban đầu.

5. An toàn Lao động:

   Máy Khoan Taro cần được nối đất đầy đủ, cần phải kiểm tra tính cách điện của dây dẫn đề phòng bị điện giật.
-    Người Lao động cần phải mặc quần áo BHLĐ đầy đủ, đảm bảo an toàn khi làm việc.
-    Không được dùng tay để giữ phôi mà cần dùng kẹp để giữ chi tiết, vì nếu dùng tay rất dễ xảy ra tai nạn.
-    Không được khoan các loại thép, tôn quá mỏng.
-    Không được dùng tay gạt phần thừa của phôi khỏi máy Taro khi đang làm việc mà phải dùng chổi cọ để quét vì phần thừa Phôi Khoan Kim loại dễ gây ra đứt tay.

6. Bảo trì – Bảo dưỡng Máy:

-    Cần Bảo trì và Bảo dưỡng Máy Khoan Taro thường xuyên để giảm thiểu các sự cố hư hỏng làm gián đoạn quá trình Sản xuất. 
-    Hằng ngày sau khi làm việc xong phải lau chùi máy sạch sẽ.
-    Quét dầu nhớt bôi trơn máy nhằm làm cho máy hoạt động an toàn và ổn định.